
Điều trị đau thần kinh
- 12. Th12, 2024

Thận hư thận yếu nhìn
- 12. Th12, 2024

Đông y có trị hết
- 12. Th12, 2024
Bs Trường xin được giải đáp các thắc mắc về suy thận trong Đông y và Tây y như sau:
Dựa trên các nghiên cứu hiện đại về cấu trúc của thận, Tây y cho rằng thận có chức năng chính là lọc máu và các chất cặn bã. Máu trong cơ thể chúng ta gồm có chất dinh dưỡng (là protein), tế bào máu và chất cặn bã (trong đó có ure) sau khi đi qua thận sẽ sàng lọc các chất cặn bã thải ra bên ngoài, còn chất dinh dưỡng và các tế bào máu được giữ lại để nuôi dưỡng cơ thể.
Thận hư thận yếu theo Tây y là khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, lúc này các chất cặn bã không được thải ra ngoài nên nồng độ ure máu cao. Các chất dinh dưỡng, tế bào máu thay vì được giữ lại thì lại bị thải ra ngoài nên thấy nước tiểu có bọt nhiều. Khi khả năng lọc của suy giảm nặng còn thấy bị vô niệu, không tiểu được.
Người bị suy thận mạn giai đoạn nặng, vừa bị chất cặn bã, chất độc tồn dư trong cơ thể, vừa bị mất dinh dưỡng qua nước tiểu lâu ngày gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ngứa ngáy, và các biến chứng ở tim, gan, đường tiêu hoá, hệ thần kinh…
Lý luận Đông y dựa trên nền tảng là học thuyết âm dương, ngũ hành và tạng tượng. Theo đó, thận thuộc hành thuỷ, là gốc âm dương của tạng phủ.
Đông y cho rằng công năng chủ yếu của thận là tàng tinh, chủ quản sự sinh trưởng, phát dục, sinh sản của cơ thể. Ngoài ra, thận còn chủ cốt sinh tuỷ. Vì vậy, khi thận yếu, thận hư thường thấy đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, xts, giảm số lượng tinh trùng, phụ nữ thì rối loạn kinh và khó thụ thai.
Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau nên bệnh của thận dễ làm ảnh hưởng đến khí hoá bàng quang mà sinh ra rối loạn tiểu tiện như: di niệu (són tiểu) hoặc đa niệu tức tiểu nhiều lần.
Tóm lại,
Thận suy thận yếu theo Tây y là suy giảm về chức năng lọc, ở giai đoạn nhẹ khả năng lọc của thận có giảm nhưng vẫn đủ để đào thải độc tố ra ngoài nên người bệnh thường không có triệu chứng, và vẫn có khả năng tình dục và sinh sản bình thường. Nhưng khi bệnh diễn biến nặng, hoặc suy thận giai đoạn cuối, sức khoẻ người bệnh sẽ suy giảm nhiều. Lúc này phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì chức năng lọc máu.
Thận hư thận yếu theo Đông y là khi thận có sự mất quân bình âm, dương, tinh, khí. Khi tinh khí ở thận thiếu hụt sẽ gây nên thận tinh hư, thận khí hư. Còn khi âm dương ở thận không đầy đủ, mất cân bằng thì gây nên thận dương hư, thận âm hư. Pháp điều trị tương ứng là bổ thận tinh, bổ thận khí, bổ thận âm, dương.
Vì vậy, nếu bạn khám Đông y và được chẩn đoán là thận hư thì cũng đừng quá lo lắng, vì sẽ không bị nguy cơ chạy thận hay ghép thận.
Bác sĩ CK1 YHCT Nguyễn Hữu Trường