• 0888 005 211
  • 152 Tạ Quang Bửu, Rạch Ông, Q.8, TP.HCM
  • Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 - 17:00
Với những người bị mắc chứng viêm đại tràng mạn tính, nỗi khổ khó nói là suốt ngày đi ngoài thường xuyên, có khi 1 ngày đến 9-10 lần, cả khi đang làm việc, họp hành. Cái khó chịu nhất của người bệnh là cứ bị hành hạ bởi triệu chứng đau bụng ăn gì lạ chút cũng tiêu chảy, chữa hết thuốc này đến thuốc kia bệnh cứ không khỏi và khỏi rồi cũng dễ tái phát.

Nhiều bệnh nhân của tôi đến khám bệnh than phiền rằng từ ngày mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính, cuộc sống của họ thay đổi đến chóng mặt, họ như một con người khác. Nếu trước kia đi đâu cũng tự tin, thì giờ đi làm mỗi ngày đều nơm nớp đang họp mà cơn đau bụng kéo đến rồi thì phải rốt ráo chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Có người từ đó rất ngại đi tiệc, cả đi ăn cưới bạn bè cũng ngại bị “ tấn công đột ngột”, ăn gì cũng sợ, không dám đi du lịch đâu nữa.

Nhiều năm qua, các bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính đến phòng khám Y Tâm Đường của tôi điều trị có điểm chung là lúc đầu bệnh nhẹ, nhưng do chữa trị không đúng cách, chỉ uống thuốc cầm tiêu chảy hoặc thuốc giảm đau mua ngoài tiệm thuốc từ đó làm bệnh ngày một nặng hơn.

Chính vì thế, trong bài viết này, Bác sĩ Trường xin chia sẻ cho bạn đọc hiểu rõ hơn bệnh viêm đại tràng mạn tính là gì, nếu mắc bệnh thì chữa sao cho đúng cách, chữa bằng đông y hay tây y lợi hơn.

Viêm đại tràng mạn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mãn tính, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương khu trú hay lan tỏa đến niêm mạc đại tràng.

Những triệu chứng thường gặp khi mắc chứng viêm đại tràng mạn tính

– Thường gặp nhất là đau bụng, đau quặn bụng dưới, cảm giác mót rặn hoặc đau dọc khung đại tràng.

– Tiêu chảy, phân nát, có thể lẫn nhày máu, mùi hôi khó chịu. Đi lỏng thường xuyên đến 5-6 lần/ ngày hoặc hơn. Khi đi ngoài xong sẽ thấy bớt đau vì áp lực lòng đại tràng được giảm bớt.

– Cảm giác đầy bụng, chướng hơi, thường xì hơi.

– Cơ thể suy nhược, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, mất nước, da khô. Có thể có sốt.

Ngày nay, đối với chứng viêm đại tràng mạn tính, có nhiều bệnh nhân thắc mắc là nên chọn chữa trị theo trường phái Đông Y hay Tây Y thì tốt hơn. Thực sự mà nói, trường phái nào cũng có điểm mạnh và điểm chưa mạnh của nó.

Nên điều trị bằng Đông y hay Tây Y?

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh dễ tái phái, điều trị dứt điểm là một điều không dễ dàng đối với cả Tây y và Đông y. Nếu chọn được phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa của mình thì người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bệnh ổn định, ít tái phát hơn.

Với những trường hợp nặng, có polyp to hoặc vết loét nghiêm trọng, nên điều trị bằng Tây y, bác sĩ sẽ tiến hành phẩu thuật để cứu chữa kịp thời.

Điều trị bằng Tây y thường dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh, dùng thuốc kháng viêm để giảm tình trạng viêm sưng ở đại tràng, và dùng thuốc chống co thắt đại tràng để giảm đau. Nếu bạn đã từng dùng những thuốc này trong thời gian dài mà không có cải thiện thì có thể chọn Đông y để điều trị viêm đại tràng mạn tính.

Hoặc cơ địa của bạn thường bị dị ứng hoặc có những phản ứng khó chịu khi dùng những thuốc Tây điều trị viêm đại tràng thì bạn cũng nên chọn Đông y để điều trị.

Điều trị viêm đại tràng mạn tính bằng Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính là do

– Cơ thể cảm nhiễm phải thấp nhiệt (khí ẩm và nóng trong tự nhiên) hoặc thử thấp (khí từ nắng và ẩm) làm tổn thương tới vị và đại tràng. Thấp nhiệt có tính táo nhiệt dễ làm hao khí, tổn thương huyết gây tổn thương tới huyết lạc của vị và đại trường. Lâu ngày hoá thành máu mủ. Nếu cơ thể nhiễm phải hàn thấp, do hàn có tính ngưng trệ làm cho huyết lưu thông không được thông thoát dẫn đến khí trệ huyết ứ ở vị và đại trường. Hàn và thấp kết hợp lâu ngày hoá nhiệt làm tổn thương tới huyết lạc của vị và đại trường dẫn đến đau bụng và đại tiện ra nhầy máu.

– Ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều chất béo, ngọt, cay, nóng; uống quá nhiều rượu bia làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến thấp nhiệt nội sinh, đường vận hành khí của vị và đại trường bị trở trệ, huyết lạc bị tổn thương gây nên bệnh.

– Tình chí thất điều, can khí phạm tỳ: căng thẳng, uất ức kéo dài làm tổn thương chức năng sơ tiết khí cơ của can, can khí thượng nghịch ảnh hưởng tới chức năng vận hoá của tỳ làm cho can tỳ bất hoà dẫn đến đau bụng, đại tiện phân lỏng.

– Tỳ vị hư nhược, thận dương hư suy: do bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chức năng vận hoá và chuyển hoá của tỳ vị nên trên lâm sàng xuất hiện đau bụng, đại tiện phân lỏng. Tỳ hư ảnh hưởng tới thận, bệnh mạn tính kéo dài, tái phát nhiều lần làm cho tỳ thận đều hư nên trên lâm sàng thấy đại tiện phân lỏng hoặc ngũ canh tiết tả.

Do thấp là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu, cơ chế của bệnh là tỳ hư, thấp thịnh và tỳ hư hiệp thấp nhiệt. Vì vậy, nguyên tắc điều trị của Đông y là kiện tỳ hoá thấp, đồng thời căn cứ vào tình trạng hàn nhiệt để lựa chọn thuốc ôn hoá thấp hay thanh hoá thấp. Trên lâm sàng, viêm đại tràng mạn tính thường gặp 2 thể sau:

1. Viêm đại tràng mạn tính thể thấp nhiệt

Người bệnh có các triệu chứng: đau bụng, mót rặng, muốn đi ngoài , sau đi ngoài đau bụng giảm, đại tiện nhiều lần, phân lỏng có nhiều nhầy máu; kèm theo bệnh nhân có thể có sốt, sợ lạnh, hậu môn nóng đỏ, đắng miệng, hôi miệng, đầy trường bụng, buồn nôn, tiểu tiện ít và đỏ; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch sác hoặc hoạt sác

Pháp điều trị là thanh nhiệt hoá thấp, lý khí chỉ thống

Bài thuốc thường dùng là bạch đầu ông thang phối hợp với cát căn cầm liên thang gia thêm bạch thược, mộc hương, hoắc hương, kim ngân hoa, hoàng đằng

Thành phần gồm có: Bạch đầu ông, Tần bì, Hoàng liên, Hoàng bá, Cát căn, Cam thảo, Bạch thược, Mộc hương, Hoắc hương, Kim ngân hoa

2. Viêm đại tràng mạn tính thể tỳ thận dương hư

Triệu chứng: đau bụng âm ỉ, bụng trướng, mót đi ngoài, đi ngoài xong đau giảm, đại tiện phân lỏng kéo dài, phân có nhầy máu mũi, ăn kém, người gầy, người lạnh, chân và tay lạnh, lưng gối đau mỏi, thích ấn, chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế.

Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận, sáp trường chỉ tả

Bài thuốc: tứ thần hoàn phối hợp phụ tử lý trung thang

Thành phần gồm có: Bổ cốt chỉ, Ngô thù du, Ngũ vị tử, Nhục đậu khấu, Phụ tử, Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo, Can khương

Điều trị viêm đại tràng mạn tính bằng thuốc Nam tuy không cho hiệu quả giảm đau tức khắc như Tân dược, nhưng mặt lợi là cây cỏ thiên nhiên thì không gây tác dụng phụ khó chịu cho người uống. Bệnh nhân có thể an tâm mà điều trị, bệnh sẽ từ từ thuyên giảm, ít bị tái phát, đồng thời người bệnh cũng không lo ảnh hưởng tới gan, thận và dạ dày.

Phản hồi từ những bệnh nhân chuyển sang chữa bằng thảo dược tại Y Tâm Đường, khi uống thuốc thảo dược, họ không bị bồn chồn, nhức đầu, đau dạ dày hay ợ nóng, mệt mỏi như dùng thuốc tây.

Bên cạnh việc uống thuốc của bác sĩ, để bệnh viêm đại tràng mạn tính mau khỏi hơn và đồng thời giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh, bạn nên tuân thủ một số kiêng cử trong ăn uống.

Hy vọng rằng, với những tư vấn của tôi sẽ giúp bạn đọc, hoặc những ai đang chịu đựng căn bệnh viêm đại tràng mạn tính sẽ sớm tìm được giải pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe cho bản thân!

 

Bác sĩ CK1 YHCT Nguyễn Hữu Trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trị liệu miễn phí 0₫!

Trị liệu miễn phí là nhân ái nối liền tri thức và sức khỏe, trao tặng cơ hội hồi phục cho mọi người – không rào cản, không điều kiện, chỉ thuần giá trị thật và tấm lòng chữa lành.

Thông tin

Liên kết

Bản tin mới

Copyright © 2025 Trị liệu miễn phí. All Rights Reserved.