
Cơ thể sẽ ra sao
- 12. Th12, 2024

Lý do khiến bạn dễ
- 12. Th12, 2024

Building Resilience and Empathy in
- 12. Th12, 2024
“Căng da bụng, chùng da mắt” thường được dùng để hình dung hiện tượng ăn xong buồn ngủ. Một bữa ăn ngon thường không chỉ giúp ngăn ngừa cơn đói mà còn gây ra những cơn buồn ngủ sau khi ăn. Bất cứ khi nào dạ dày căng thì sự buồn ngủ, thiếu tập trung sẽ xuất hiện, đây là hiện tượng bình thường và xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người.
Nếu bạn đang đi du lịch, có lịch trình sinh hoạt thất thường, thường xuyên căng thẳng thì việc đột nhiên có những cơn buồn ngủ bất chợt rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, một vài sự thay đổi chất trong quy trình tiêu hóa cũng là nguyên nhân quan trọng gây buồn ngủ sau khi ăn.
Cơ chế tiêu hóa của cơ thể
Hai bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất của cơ thể là não bộ và hệ tiêu hóa. Sau khi ăn xong, năng lượng trong cơ thể được đổ dồn xuống hệ tiêu hóa, đồng nghĩa một lượng lớn màu được đẩy xuống dạ dày giúp co bóp và tiêu hóa thức ăn. Điều này dẫn tới lượng máu lên não bộ và các cơ quan khác sẽ bị giảm đi, gây nên hiện tượng ăn xong buồn ngủ.
Cơn buồn ngủ sẽ càng nghiêm trọng nếu khẩu phần ăn có nhiều chất ngọt và tinh bột. Hai thành phần này sẽ kích thích não sản xuất lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh là Serotonin gây ra cảm giác buồn ngủ. Ngược lại những người có chế độ ăn nhiều rau và chất béo từ thực phẩm như sữa, dầu oliu có xu hướng ít buồn ngủ sau khi ăn hơn những người ăn nhiều thịt, đồ ăn nhanh và nước ngọt.
Chu kỳ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng giúp cho cơ thể hoạt động và thực hiện các chức năng sống. Chu kỳ tiêu hóa còn giúp kích hoạt các phản ứng bên trong của cơ thể như:
Việc ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phản ứng của cơ thể sau những bữa ăn. Nếu bạn cảm thấy no và thoải mái sau khi ăn, cơ thể bạn sẽ có xu hướng muốn được nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn trước khi đi ngủ có thể gây tăng cân. Nguyên nhân vì khi ta ngủ, cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn và đốt cháy calo như thường lệ. Về lâu dài việc này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tốt nhất là nên tạo thói quen ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, cảm giác ăn xong buồn ngủ hay thường xuyên uể oải, kiệt sức cũng có thể là dấu hiệu ngầm cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Các bệnh lý tiểu đường, thiếu máu, bệnh Celiac, dị ứng thức ăn và ngưng thở khi ngủ có thể làm cho tình trạng buồn ngủ sau khi ăn tồi tệ hơn. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi hoặc gặp phải các tình trạng trên, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và tìm ra giải pháp khắc phục.
Một số cách thức giúp giảm mức độ buồn ngủ sau khi ăn:
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn thì đừng quá lo lắng bởi đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể trước những thay đổi sinh hóa, gây ra bởi quá trình tiêu hóa. Nói chung đây là hiện tượng tự nhiên và xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người, hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của bạn.