
Điều trị đau thần kinh
- 12. Th12, 2024

Thận hư thận yếu nhìn
- 12. Th12, 2024

Đông y có trị hết
- 12. Th12, 2024
Tuy nhiên quá trình cột sống thoái hóa dần dần sẽ làm bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm.
Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra chứng đau.
Thoái hóa cột sống là nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, xẹp đĩa đệm, biến dạng đốt sống, và đau thần kinh tọa…
Đường cong sinh lý của cột sống cổ bị mất do thoái hóa (ảnh giữa)
Thoái hóa cột sống cổ thường có các triệu chứng sau: đau mỏi cổ gáy, đau ê ẩm co cứng cơ cạnh cổ, cảm giác kiến bò, có khi đau tê lan xuống vai và cánh tay.
Gai cột sống hình thành do quá trình thoái hóa chèn ép lên động mạch đốt sống sẽ có các triệu chứng chóng mặt, choáng, đau đầu, nuốt nghẹn ở cổ.
Trường hợp chèn ép vào tủy sống sẽ gây ra teo cơ, liệt tay chân, liệt nửa người, đại tiểu tiện không tự chủ…
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vùng lưng, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi dưới, vận động hạn chế. Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau khi vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh và hiện tượng co cứng cơ cạnh cột sống.
Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp, không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng đau, tê, mỏi cơ. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng của thoái hoá đốt sống như nêu trên thì bạn nên điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng hơn.
– Điều trị bằng Y học hiện đại
Điều trị thoái hóa cột sống thường dùng các thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan), thuốc chống viêm (voltaren, celebrex), thuốc giãn cơ (mydocalm), thuốc chống thoái hóa (glucosamine), đôi khi cần phẫu thuật nếu có biểu hiện chèn ép tủy sống.
Các thuốc giảm đau, chống viêm đều có tác dụng phụ đến dạ dày. Người bệnh phải ăn no trước khi tiêm, uống thuốc, và phải luôn nhớ uống thuốc với nhiều nước. Người bị đau dạ dày thường được bác sĩ cho dùng thêm loại thuốc dạ dày để bổ trợ giảm đau.
– Điều trị bằng Y học cổ truyền
Khi cột sống bị thoái hóa là lúc chức năng chủ cốt của thận bị suy giảm làm cho xương được sinh ra không đều đặn và đầy đủ mà thành thoái hóa.
Những người sống và làm việc trong môi trường nhiều thấp (ẩm), hàn (lạnh) lâu năm cũng sẽ dễ bị thoái hóa xương do phong dẫn thấp, hàn xâm nhập vào cơ thể, lưu trú ở kinh lạc gây bế tắc kinh lạc và ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí huyết làm cho các đốt sống bị thất dưỡng mà dẫn đến thoái hóa xương, đau xương, “bất thông tắc thống”.
Đông y dùng thuốc điều trị thoái hóa cột sống đầu tiên phải phục hồi chức năng chủ cốt của thận, thông kinh hoạt lạc.
Các thể thoái hóa cột sống có phong hàn, phong thấp thì phải khu phong tán hàn, khu phong trừ thấp…và phải bổ khí huyết đối với các thể hư nhược, dưỡng vị đối với các thể có tiền sử viêm loét dạ dày.
Ngoài ra có thể kết hợp với châm cứu để tăng hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống. Châm cứu giúp khai thông khí huyết, khôi phục cân bằng của khí, kích thích cơ thể tự chữa lành. Ở góc độ khoa học, kim châm cứu tác động vào các huyệt đạo xung quanh vùng đốt sống bị tổn thương, sẽ kích thích cơ thể sản sinh Endorphin – một loại chất giúp giảm đau và chống viêm tự nhiên.
Cơn đau do thoái hóa cột sống nhanh chóng được xoa dịu, tuy nhiên hiệu quả này chỉ duy trì tạm thời, vì chưa giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh. Châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng, để bệnh ổn định, ít tái phát cần uống thuốc đủ liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cột sống bị thoái hóa theo thời gian là hệ quả tất yếu không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, sớm phát hiện các triệu chứng thoái hóa cột sống và tiếp nhận điều trị hiệu quả ngay từ đầu có thể giúp kìm hãm bệnh tiến triển, đồng thời hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng.
Chọn Đông y để điều trị thoát hóa cột sống sẽ hạn chế được các tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc tân dược giảm đau, kháng viêm thời gian dài như viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận.
Bác sĩ CKI YHCT Nguyễn Hữu Trường